Dầu mù u là một bài thuốc quí trong y học, có tác dụng hình thành các mô mới và chữa lành vết thương. Tuy nhiên loại dầu này còn khá xa lạ với nhiều người, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dầu mù u có tác dụng như thế nào và dầu mù u chữa bệnh gì?
Thông tin về cây mù u:
Cây mù u có tên khoa học Calophyllum inophyllum L, thuộc họ Măng cụt. Cây Mù u còn được gọi là cây Cồng hay cây Hồ Đồng – mọc tự nhiên trong những vùng có khí hậu nhiệt đới, hay vùng ven biển. Cây có hoa và lá đẹp nên được trồng như một loài cây cảnh, hoặc được trồng để lấy bóng mát. Hàng năm cây thường cho ra hoa từ tháng 8 đến tháng 9 và cho ra quả từ tháng 10 đến tháng 11.
Ở nước ta cây mù u mọc hoang ở các vùng núi thấp thuộc các tỉnh ven biển miền Bắc như Quảng Ninh, Kiến An -Hải Phòng và các tỉnh từ Quảng Bình đến Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Đồng Nai và một số tỉnh miền tây khác.
Hình dáng: Mù u là cây thân gỗ, cây trưởng thành cao từ 20-25m, có đường kính từ 40-55cm. Lá mọc đối, phiến dày hình trái xoan dài từ 10-17cm, trên lá có nhiều gân phụ song song vuông góc với gân chính. Hoa mọc thành chùm, có mùi nồng thường có từ 5 đến 10 bông có màu trắng pha vàng cam trên một chùm. Hoa mù u có 4 cánh, nhiều nhị, bầu nhụy tròn. Quả mù u có hình cầu có vỏ cứng và dày chứa duy nhất một hạt, khi chín quả chuyển sang màu vàng nhạt.
Thành phần hóa học: Trong hạt mù u có chứa 41-51% dầu, nếu tính nhân không có thể chứa đến 73% dầu. Trong đó có 71.5% là dầu béo và 28.5% là nhựa. Dầu hạt chứa các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic. Bên cạnh đó cây mù u còn có các calonolid và calophylolid, các inophylum A, B, C, D, E, P, G,…và acid calophylic.
Cây mù u là cây thuốc có giá trị cao trong y học, trong đó người ta sử dụng được rất nhiều bộ phận của cây mù u như: vỏ cây, rễ cây, hạt và nhựa…trong điều trị một số bệnh ngoài da, giải độc, trị đau xương, đau khớp. Đặc biệt dầu mù u được chiết xuất từ hạt mù u có giá trị cao hơn cả.
Dầu mù u là một bài thuốc quí trong y học
Tác dụng của dầu mù u:
Dầu mù u được chiết xuất từ hạt mù u, thường có màu xanh đen hoặc nâu, có mùi thơm và có vị đặc trưng. Dầu mù u có chứa 3 loại chất béo: chất béo trung tính, glycolipid và phospholipid. Bên cạnh đó dầu mù u còn chứa axit calophyllic, lacton kháng sinh và chất chống viêm không steroid (NSAIA) gọi là calophyllolid. Dưới đây là một số tác dụng chủ yếu của dầu mù u:
- Điều trị các bệnh ngoài da: trong dầu mù u có chứa chất kháng sinh và chống viêm nên khả năng điều trị rất tốt các bệnh ngoài da. Dầu mù u có khả năng thẩm thấu qua da, nên có tác động sâu đến cấu trúc của các tế bào da, giúp phục hồi các vùng da bị tổn thương và thúc đẩy quá trình hình thành các mô mới của da. Dầu mù u có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, lở loét hay những vết loét bị nhiễm trùng, điều trị bệnh vảy nến, nấm…
- Dầu mù u giúp nuôi dưỡng tóc: dầu mù u với hàm lượng chất béo cao với khoảng 71,5% chất béo giúp nuôi dưỡng từng sợi tóc giúp cho bạn có một mái tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Bên cạnh đó dầu mù u còn giúp bạn điều trị gầu khá hiệu quả.
- Dầu mù u làm giảm sưng đau: trong dầu mù u chứa chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu sưng làm giảm sưng đau các vết bầm tím khi bôi trực tiếp lên các chỗ đau.
- Tác dụng của dầu mù u với da: bên cạnh những lợi ích về mặt y học dầu mù u còn có tác dụng to lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ da. Chỉ cần xoa dầu mù u thường xuyên khi đi ra nắng, da của bạn sẽ được trang bị lớp bảo vệ khỏi những tác động của tia cực tím và ánh nắng mặt trời hạn chế được những vết thâm nám. Dầu mù u còn giúp cung cấp độ ẩm giúp cho da láng mịn, săn sắc.
- Dầu mù u trị bỏng và sẹo: các tài liệu y khoa hiện nay chỉ ra rằng: dầu mù u có hiệu quả tốt trong điều trị bỏng sâu. Nó còn có chứa các chất acid béo giúp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bỏng, thậm chí bỏng sâu tổn thương vào xương, làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang. Bôi dầu mù u sẽ làm mát vết thương do đó giúp giảm đáng kể đau rát, giúp vết thương ở da mau lành mà không để lại sẹo.
- Dầu mù u giúp chăm sóc, bảo vệ và chống nắng cho da: Dầu mù u cũng được xem là bài thuốc thẩm mỹ làm đẹp da được các thầy thuốc khuyên dùng. Bôi dầu mù u sẽ giúp làm sáng da, chống nắng, bảo vệ da chống lại các tác nhân gây tổn hại như ánh nắng, độ ẩm cao, làm săn da, giữ ẩm cho da khô, giảm thâm nám… Đặc biệt, dầu mù u còn giúp ổn định lượng dầu trên mặt nên phù hợp cho cả da dầu và da khô, làm mềm da.
Dầu mù u chăm sóc, bảo vệ da và tóc hiệu quả
>> Xem ngay sản phẩm dầu mù u giúp bạn chăm sóc da và tóc hiệu quả
CÁCH DÙNG DẦU MÙ U TRỊ BỆNH:
- Trị bỏng da, trị sẹo: khi bị bỏng, bạn hãy làm mát ngay vết bỏng dưới vòi nước cho tới khi dịu hẳn cơn đau cấp, sau đó sử dụng dầu mù u thoa trực tiếp lên da bằng cách chấm dầu mù u vào vùng bị bỏng sẽ giúp vết bỏng cách ly, chống các tác hại của môi trường. Ngày dùng từ 3-5 lần, dùng mỗi ngày cho tới khi vết bỏng lành hẳn. Có thể dùng tương tự với vùng da bị sẹo để làm mờ sẹo hoặc các vùng bị đau, tổn thương. Nếu bạn bị bỏng bô, thì ngay khi bị bôi trực tiếp tinh dầu Oải hương (hoặc tinh dầu Cúc La Mã) để vết bỏng không bị phồng nước, giảm đau rát, tránh bỏng sâu sau đó bôi dầu mù u để ngăn cách vết bỏng với không khí bên ngoài để không gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lở loét. Lưu ý chỉ sử dụng dầu mù u với vết bỏng nhẹ, không bị vỡ và thương tổn.
>> Xem thêm sản phẩm tinh dầu oải hương
- Dưỡng da: sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn thoa dầu mù u lên da, massage theo đường xoắn ốc 15-30 phút cho dưỡng chất thấm vào da. Sau đó tắm lại bằng nước lạnh hoặc nước ấm, có thể tắm lại bằng sữa tắm thông thường nếu muốn.Thời gian dùng tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chăm sóc da mặt bằng dầu mù u mỗi ngày giúp loại trừ những loại vi khuẩn gây hại cho da, tẩy tế bào chết mang lại làn da sáng đẹp, sạch mụn sau khoảng 1 tháng sử dụng.
- Chống nắng: thoa một lớp mỏng dầu mù u lên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mát-xa nhẹ nhàng để tạo thành một lớp màng bảo vệ chống lại các tia cực tím có hại cho da, bảo vệ da khỏi khói bụi bẩn và ô nhiễm không khí, giúp da luôn sạch và khỏe mạnh.
- Pha chế dầu dưỡng tóc: dùng một lượng vừa đủ dầu mù u thoa đều từ chân tóc tới ngọn tóc, dùng khăn ủ tóc trong thời gian 15-20 phút, sau đó gội sạch đầu cùng với dầu gội. Có thể kết hợp dầu mù u với tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu tràm trà hay dầu dừa để chăm sóc tóc, chống gãy rụng, chẻ ngọn, chống nắng cho tóc, làm sạch gàu và da đầu, kích thích mọc tóc cho mái tóc khỏe và óng mượt. Sử dụng mỗi tuần 2-3 lần.
- Trị nấm da, mẩn ngứa, ezama: dầu mù u cũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về da như nấm, ngứa, viêm da, mụn nhọt. Hãy bôi trực tiếp lên những vùng da bị tổn thương do nấm ngứa, mẩn đỏ, dầu mù u sẽ tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Sử dụng mỗi ngày đến khi khỏi hẳn. Chú ý không thoa lên vết thương hở.
- Giảm đau: dùng trực tiếp trên da bằng cách chấm dầu mù u vào vùng sưng tấy sẽ làm giảm đau nhức.
LƯU Ý:
- Không để dầu vương vào mắt, không thoa dầu vào các vết thương hở.
- Không sử dụng dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
- Tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người đang bệnh nặng. Đối với người có làn da nhạy cảm, cần thử dầu trước khi dùng.
- Để an toàn cho các loại da, tránh dị ứng bạn nên bôi thử lên mu bàn tay trước khi sử dụng.
Tinh dầu Tràng An